Chất lượng và tầm quan trọng của giấy photocopy
Giấy văn phòng cao cấp PaperOne đã và đang được tin dùng tại 105 quốc gia trên toàn thế giới, bởi những tính năng đặc biệt và được công nhận là sản phẩm thân thiện với môi trường.
Một số tiêu chí sau giúp bạn đánh giá được chất lượng của giấy:
Kích thước giấy (khổ giấy) theo chuẩn quốc tế (ISO) bắt nguồn từ kích thước chuẩn DIN (Deutsche Industrie Norm). Việt Nam thường dùng giấy có kích thước nhóm ISO A, trong đó văn phòng sử dụng chủ yếu các kích thước A3 (297 x 420 mm), A4 (210 x 297 mm) và A5 (148 x 210 mm).
Định lượng giấy (độ dày) được chia làm ba nhóm chuẩn chủ yếu: Chuẩn Mỹ, chuẩn Nhật Bản và được sử dụng rộng rãi nhất là chuẩn Quốc tế (ISO) với đơn vị tính gsm – trọng lượng grams của một mét vuông trang giấy. Có các định lượng thông dụng cơ bản như 70, 80, 100, 120, 160 gsm.
Độ trắng (whiteness) của giấy đối với tất cả các bước sóng trong dải quang phổ khả kiến. Độ sáng (brightness) là hệ số phản xạ của màu xanh lơ nhạt ở bước sóng 457 nm. Độ sáng không phải là độ trắng. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng hiện nay có sự nhầm lẫn giữa hai định nghĩa này do quảng cáo mập mờ của các nhãn hiệu. Hầu hết các loại giấy ngày nay đều được sản xuất từ bột giấy pha trộn phụ gia hóa học, hay bột giấy tái chế phải dùng hóa chất để làm tăng độ trắng sáng nhằm đánh lừa thị giác, gây hại cho mắt người sử dụng.
Có rất nhiều loại trắng sáng khác nhau, ưa chuộng nhất ở châu Âu là trắng ngà, ở châu Á là trắng xanh. Ngoài ra, chất lượng của giấy còn được đánh giá qua độ ẩm, độ mịn, tính ổn định của kích thước giấy… các yếu tố ảnh hưởng đến việc kẹt giấy khi in ấn hoặc photocopy.
Thông thường, người sử dụng có quan niệm giấy dày và thật trắng là giấy tốt nhưng thực tế chưa hẳn thế vì độ dày, mỏng được thể hiện qua định lượng của giấy. Nếu giữa hai loại giấy cùng định lượng nhưng có cảm nhận độ dày khác nhau là vì giấy không được cán chặt hai bề mặt, làm từ bột pha tạp, sử dụng nhiều phụ gia hóa học làm giấy xốp, chất lượng không ổn định, dễ thẩm thấu khi in hai mặt gây tốn mực, làm giảm tốc độ in ấn hoặc photocopy và khả năng phát tán bụi trong không khí cao. Điều này được chứng minh khi in ấn, photocopy, giấy để lại bụi trên bề mặt máy, một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư khi tiếp xúc với bụi giấy thường xuyên và lâu ngày.
Trên thị trường có nhiều nhãn hiệu giấy photocopy, nhưng với những tính chất đặc trưng vốn có, Paperone được xem là loại giấy tốt và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. PaperOne, với nguyên liệu được làm từ 100% bột cây keo Acacia (một loại cây được tập đoàn April Fine tự trồng, dùng làm nguồn nguyên liệu sản xuất giấy tại Indonesia), không pha hóa chất tẩy trắng nên sản phẩm tạo ra có màu trắng tự nhiên của bột cây keo: 167 CIE – độ trắng cao nhất mà các loại giấy khác thông thường không đạt được.
Bên cạnh đó, chỉ riêng PaperOne – hợp tác toàn cầu cùng nhãn hiệu máy văn phòng nổi tiếng HP, được sản xuất theo công nghệ Colorlok tiên tiến nhất hiện nay với các ưu điểm: Màu sắc trung thực và sống động hơn; mực khô nhanh hơn, không bị nhòe; tạo nên văn bản sắc nét với màu đen đậm hơn.
Công nghệ mới này làm giấy trông mỏng nhưng thực tế giấy đã được nén chặt hơn, làm bề mặt của giấy nhẵn, đều hơn, giúp bạn có thể in ấn hoặc photocopy cả hai mặt mà không bị nhăn, cong giấy hay mực bị lem, thấm ngược, không tạo ra bụi giấy. Giấy thích hợp cho tất cả các loại máy văn phòng, đặc biệt các loại máy có gắn logo Colorlok. Đây là ưu điểm khác biệt giữa PaperOne so với các loại giấy khác được khuyến cáo chỉ nên sử dụng một mặt.
(Nguồn: VnExpress-Công ty cổ phần Quốc Huy Anh)